Văn hóa dân gian Chi Sơn tra

Tập quán lấy các cành đang ra hoa để trang trí vào ngày 1 tháng 5 tại Anh có nguồn gốc từ rất lâu đời; nhưng kể từ khi người ta dùng lịch Gregory vào năm 1752, thì cây này rất ít khi ra nhiều hoa vào đúng ngày này, thông thường chỉ vào tuần thứ hai của tháng này (lý do là lịch cũ được áp dụng là lịch Julius hiện nay chậm hơn so với lịch Gregory khoảng 2 tuần). Tại vùng cao nguyên Scotland thì hoa có thể còn ra muộn hơn, tới tận giữa tháng 6. Táo gai còn được coi là biểu tượng của hi vọng và các cành của nó được coi là đã được những người Hy Lạp cổ đại đem theo trong các đám cưới, cũng như để trang điểm cho án thờ Hymenaios. Giả thuyết cho rằng cây này là nguồn tạo ra vòng gai của Jesus đã làm gia tăng sự chắc chắn về truyền thống hiện tại trong nông dân Pháp rằng nó tạo ra những tiếng kêu rên rỉ và tiếng khóc vào Ngày thứ sáu tốt lành và có lẽ cũng của sự mê tín truyền thống tại Vương quốc Anh và Ireland rằng điều không may mắn xảy ra khi nhổ gốc cây sơn tra. Các cành của táo gai Glastonbury (C. oxyacantha thứ praecox), ra hoa cả trong tháng 12 lẫn trong mùa xuân, trước đây được đánh giá cao tại Anh, dựa trên truyền thuyết cho rằng cây này nguyên thủy là quyền trượng của Joseph Arimathea.[6]

Trong truyền thuyết của người Celt, sơn tra được sử dụng cùng với thanh tùngtáo trong các chữ Run. Người ta cho rằng nó dùng để hàn gắn trái tim tan vỡ.

  • Quả sơn tra thông thường (C. monogyna)
  • Hoa trong mùa xuân, có lẽ của giống lai C.laevigata x monogyna
  • Quả của Crataegus pinnatifida
  • Hình mô tả của Crataegus laevigata

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Sơn tra http://www.bjucmp.edu.cn/zcy/Bh3-6.htm http://groups-beta.google.com/group/bionet.plants/... http://biology.umaine.edu/Amelanchier/Rosaceae_200... http://www.cas.vanderbilt.edu/bioimages/species/fr... http://www.soolsool.co.kr/English/product.htm http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://www.armeniapedia.org/index.php?title=Cratae... //dx.doi.org/10.1007%2Fs00606-007-0539-9 http://www.itmonline.org/arts/crataegus.htm http://www.pfaf.org/leaflets/crataegs.php